Đối ngoại Aleksandr_III_của_Nga

Hoàng tử Aleksandr phản đối ảnh hưởng thái quá từ nước ngoài, đặc biệt là từ Đức. Vì vậy người ta đã đưa các nguyên tắc dân tộc thuần khiết vào tất cả mọi hoạt động chính thức, nhằm hiện thực lý tưởng của ông về một nước Nga thuần nhất—thuần nhất về ngôn ngữ, về chính quyền và về tín ngưỡng. Với những ý tưởng và khát vọng này, ông khó mà duy trì một sự hòa hợp nồng ấm với vua cha Aleksandr II một cách lâu dài. Dù với những khả năng của mình, Alesxandr II người có lòng yêu nước không nhỏ, nhưng văn hóa Đức giành được sự thiện cảm lớn từ Aleksandr II. Nga hoàng Aleksandr II thường nói tiếng Đức trong những cuộc giao tiếp riêng tư, thỉnh thoảng Aleksandr II còn nhạo báng những "tính kỳ cục" và "thói phóng đại" của những người có tư tưởng thân Sla-vơ. Về đối ngoại, Aleksandr II thực hiện chính sách liên minh với vương quốc Phổ.

Nga hoàng Aleksandr III qua nét vẽ của Nikolai Yegorovich Sverchkov (1817 - 1898).

Trong chiến tranh Pháp-Phổ (1870 - 1871), sự đối lập giữa Aleksandr II và con trai lần đầu được tỏ ra công khai. Trong cuộc chiến tranh này, Nga hoàng Aleksandr II ủng hộ chính quyền Berlin trong khi thái tử Aleksandr ủng hộ người Pháp. Bước sang những năm 1875–1879, Nga tuyên chiến với đế quốc Ottoman, hai cha con lại đối lập với nhau khi vấn đề phương Đông - vốn là một vấn đề đã xảy ra từ lâu và thường gián đoạn - gây cho mọi tầng lớp trong xã hội Nga sự náo động rất lớn. Ban đầu Thái tử thân Sla-vơ hơn triều đình Aleksandr II, nhưng bản tính lạnh lùng của Aleksandr đã giúp ông loại bỏ những lời phóng đại từ những người khác, mọi lời đồn đoán của dân chúng, mà ông có lẽ đã gặp phải đều sớm bị xua tan bởi những gì ông thấy ở Bulgaria, nơi ông chỉ huy cánh trái của quân đội viễn chinh.

Không hề quan tâm đến những vấn đề chính trị, ông hạn chế những trách nhiệm về quân sự của mình và hoàn tất những trách nhiệm này với thái độ tận tâm và khiêm tốn. Sau nhiều sai lầm và thất vọng, quân đội tiến về thủ đô Constantinopolis của đế quốc Ottoman, và Hiệp ước San Stefano được ký kết. Bismarck đã không thực hiện được cái mà Nga hoàng tự tin trông mong từ vị Thủ tướng Đế chế Đức.

Để đáp trả lại sự giúp đỡ của đế quốc Nga, người ta nghĩ rằng Bismarck sẽ giúp Nga giải quyết vấn đề phía Đông theo đúng lợi ích của họ. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức đã khiến cho triều đình Sankt-Peterburg bất ngờ và căm phẫn. Sau khi Nga thắng Ottoman năm 1878, Otto von Bismarck hỗ trợ việc đàm phán dẫn tới Hội nghị Berlin. Kết quả là Hiệp ước Berlin 1878, điều chỉnh lại Hiệp ước San Stefano trước đó, đã được ký kết, giảm bớt diện tích của quốc gia mới giành độc lập là Bulgaria, một nước thân Nga thời bấy giờ. Cũng như những nhà lãnh đạo châu Âu khác, Bismarck không muốn Nga mở rộng ảnh hưởng và cố gắng bảo vệ đế quốc Ottoman. Không những thế, ít lâu sau đó Bismarck thành lập liên minh với đế quốc Áo-Hung, nhằm một mục đích riêng biệt: làm vô hiệu hóa của những mưu đồ của đế quốc Nga tại Đông Âu. Vì thế, Hoàng thái tử Aleksandr có thể chỉ rõ những việc làm nói trên nhằm chứng minh quan điểm ủng hộ người Pháp trong thời kỳ Chiến tranh Pháp-Phổ, và ông rút ra một kết luận thiết thục: điều tốt nhất mà Nga cần làm là tỉnh lại nhanh nhất theo khả năng từ sự kiệt sức nhất thời của quốc gia này và chuẩn bị cho những bất ngờ trong tương lai bằng một kế hoạch cấp tiến về việc cải tổ quân đội và hải quân Nga. Để thực hiện được đúng với kết luận này, ông đề nghị thực hiện cải cách.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aleksandr_III_của_Nga http://www.aviewoncities.com/paris/pontalexandreII... http://www.cyberussr.com/rus/pobedonostsev.html http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://www2.sptimes.com/Treasures/TC.2.3.18.html http://www2.sptimes.com/treasures/TC.2.3.18.html http://pages.prodigy.net/ptheroff/gotha/denmark.ht... http://pages.prodigy.net/ptheroff/gotha/russia.htm... http://www.alexanderpalace.org/palace/alexbio.html http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/RUSalexander3... http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/RUSpw.htm